• Cách bố trí đèn led cho nhà máy dệt may

    Lượt xem:1846

    Hiện nay việc lựa chọn và bố trí đèn led chiếu sáng cho nhà máy dệt may vẫn còn rất ít thông tin. Nhắm giúp các đơn vị thi công có thêm thông tin khi thiết kế và sử dụng đèn led, Kim Phát đã nỗ lực tìm kiếm và lược dịch các kiến thức này một cách bình dân và dễ hiểu với mong muốn đồng hành và hỗ trợ các đơn vị thi công nhà máy dệt may thêm tự tin khai thác tốt hơn lượng lớn khách hàng FDI đầu tư vào Việt Nam theo làn sóng chuyển dịch quốc tế. LH 0903.869.447 để biết thêm chi tiết.

    Hiện nay việc lựa chọn và bố trí đèn led chiếu sáng cho các hệ nhà máy vẫn còn rất ít thông tin. Nhắm giúp các đơn vị thi công nhà xưởng có thêm thông tin khi thiết kế và sử dụng đèn led, Kim Phát đã nỗ lực tìm kiếm và lược dịch các kiến thức này một cách bình dân và dễ hiểu với mong muốn đồng hành và hỗ trợ các đơn vị thi công nhà xưởng thêm tự tin khai thác tốt hơn lượng lớn khách hàng FDI đầu tư vào Việt Nam theo làn sóng chuyển dịch quốc tế. Hiện nay, chúng ta vẫn rất lúng túng khi bị tra vấn về các sắp xếp và lựa chọn đèn led khi xây dựng nhà xưởng, hoặc phó mặc cho các chủ đầu tư lựa chọn vì thông tin tiếng Việt chủ yếu để bán sản phẩm.  Do đó, chúng tôi đã nỗ lực tìm tòi học hỏi từ các đơn vị thiết kế nước ngoài để lược dịch các kiến thức 1 cách bài bản và đúng đắn nhằm giúp thị trường chiếu sáng có thêm nguồn bổ sung kiến thức phong phú và chất lượng hơn.

    Bài viết bên dưới được dịch từ nguồn bài viết trên LinkedIn của bà Mausmi Ambastha - người có kinh nghiệm thiết kế và vận hành các nhà máy dệt may thời trang tại 16 quốc gia. Tựa đề bài viết: "Importance of Lighitng in your garment factory". Chúng ta cùng xem qua bài dịch tiếng Việt bên dưới nhé.

    Sử dụng ánh sáng thích hợp trong các nhà máy dệt may là hết sức quan trọng cho công nhân nói riêng và nhà sản xuất nói chung. Việc sử dụng ánh sáng không phù hợp sẽ khiến cho căng thẳng mắt, gây mệt mỏi và đôi khi dẫn đến tai nạn, hoặc những tác hại lâu dài như đau đầu, tress. Những vấn đề này cuối cùng dẫn đến việc kém năng suất, dễ gây ra sản phẩm lỗi, kém chất lượng. Trong ILO Manual, sổ tay của hiệp hội công nhân lao động quốc tế, việc sử dụng  và bố trí ánh sáng làm việc đúng đắn có thể giúp tăng năng suất lên đến 10% và giảm tỉ lệ sản phẩm lỗi đến 30%.

    nmm8.jpg (79 KB)

    Những vị trí nào trong nhà máy dệt may cần ánh sáng?

    Ánh sáng là thiết yếu cho tất cả mọi hoạt động của tất cả các bộ phận trong nhà máy ở bất kì khâu nào trong chuỗi sản xuất. Tuy nhiên, sẽ có những bộ phận trong nhà máy dệt may nơi ánh sáng đóng vai trò tối quan trọng, đó là khâu kiểm soát chất lượng, khâu lấy mẫu và các khu vực ở giai đoạn hoàn thiện sản phẩm; lí do là các khu vực này sẽ trực tiếp quyết định chất lượng của sản phẩm. Nhiệm vụ của công nhân làm việc tại 3 khâu này sẽ cần mức độ tập trung cao, và một hệ thống ánh sáng đúng đắn sẽ giảm thiểu các lỗi và khuyết điểm của sản phẩm đầu ra.

    Một lần nữa, dĩ nhiên là hoạt động nào cũng cần ánh sáng rồi, tuy nhiên 3 khâu trên thì ánh sáng tốt là tối cần thiết.

    Những tiêu chuẩn và nguyên tắc trong chiếu sáng

    Những nhân tố chính đóng góp vào chất lượng ánh sáng là độ sáng, điều khiển độ sáng, hướng và góc chiếu sáng, màu sắc, độ tương phản màu, và cuối cùng là độ hoàn màu (Hewitt n.d., pp.9-10) (N. Ahmed 1992). Bảng bên dưới sẽ mô tả các yêu cầu về độ sáng cụ thể cho từng nhiệm vụ khác nhau trong nhà máy dệt may:

     Công việc Độ sáng 
    Các hoạt động phổ thông (tay chân) 100 
    Các hoạt động liên quan đến chi tiết cỡ lớn 200 
     Các hoạt động liên quan đến chi tiết cỡ vừa  400
     Các hoạt động liên quan đến chi tiết cỡ nhỏ như may khâu, hoạt động văn phòng  600
     Các hoạt động liên quan đến chi tiết siêu nhỏ như thêu, may bằng tay  900
     Các hoạt động liên quan đến các chi tiết cực nhỏ như dệt, kiểm tra chất lượng sản phẩm  1300 ~ 2000

    Những tiêu chuẩn ánh sáng thông thường như EN 12464-1 2002 / CIBSE 1997 / IESNA 2000, 676708 thường khuyến cáo 1 tỉ lệ giữa độ sáng tại khu vực làm việc trên độ sáng chung quanh. Điều này nói lên là không nhất thiết phải thiết kế ánh sáng của cả 1 khu vực làm việc đều đồng đều như nhau, nhưng bạn có thể thiết kế ánh sáng cục bộ tại ngay vị trí người lao động cao hơn trong khi các khu vực phụ xung quanh thì giảm bớt ánh sáng. Như vậy thì có thể tiết kiệm điện và tối ưu hiệu quả sử dụng ánh sáng.

    Khi thiết kế độ sáng nền xung quanh, có 1 nguyên tắc cơ bản là khoảng cách treo đèn không được quá 1.5 lần chiều cao của đèn. Việc này giúp cho ánh sáng được dàn trải đều và không có góc tối trong khu vực làm việc.

    Khoảng cách treo đèn = 1.5 x Độ cao của đèn. 

    Nếu tính một cách chính xác thì công thức trên có thể viết theo dạng như sau:

    SHR =(1/H )√(A/N)

    SHR - khoảng cách treo đèn / độ cao của đèn

    A - tổng diện tích mặt sàn chiếu sáng

    N - số lượng bóng đèn

    Công thức này sẽ cho ra thông số chính xác hơn 1.5 sữ dụng trong công thức cơ bản.

    Các loại ánh sáng bố trí đèn led trong nhà máy dệt may

    Tổng quan ánh sáng trong một nhà máy dệt may được chia làm 3 loại: ánh sáng trang trí, ánh sáng làm việc và ánh sáng tổng quát môi trường

    - Ánh sáng điểm nhấn là ánh sáng trang trí, dùng để nhấn các kiến trúc nội thất bên trong nhà máy hoặc trang trí cho khu vực lễ tân, khu trưng bày sản phẩm mẫu. Đó cũng có thể là các loại đèn chiếu sáng khu vực cảnh quan bên ngoài và bên trong nhà máy.

    nmm 2.jpg (40 KB)

    - Ánh sáng hoạt động làm việc là loại ánh sáng tập trung dùng cung cấp ánh sáng tập trung cho những công đoạn cần ánh sáng nhiều, ví dụ như ánh sáng ở đầu mỗi mũi kim khâu. Đây là  quan trọng nhất  của 1 nhà máy.

    nmm 1.jpg (68 KB)

    - Ánh sáng tổng quát môi trường là từ các loại đèn treo thả trên trần và trên tường tạo một lượng sáng cho tổng thể nhà máy trong lúc hoạt động.

    nmm3.jpg (207 KB)

    Việc đo lường ánh sáng tại từng vị trí làm việc trong nhà máy là hết sức quan trọng vì nó giúp bạn định lượng được mức độ sáng tại từng vị trí đã được thiết kế phù hợp cho công việc hoạt động hàng ngày và từng vị trí hay không. Ánh sáng được đo bằng thiết bị đo sáng Lux meter cho ra thông số độ sáng. Việc điều chỉnh chiếu sáng dựa trên kết quả đo của Lux Meter sẽ giúp bạn tối ưu hóa việc sử dụng nguồn sáng cũng như tránh việc ánh sáng quá ít ảnh hưởng đến công suất làm việc cũng như tránh ánh sáng quá nhiều khiến lóa mắt gây mệt mỏi.

    Việc tối ưu hóa ánh sáng trong nhà máy không cần đầu tư quá ghê gớm nhưng đôi khi chỉ việc sắp xếp các đèn led nhà xưởng theo từng công năng và vị trí của nó lại mang lại những lợi ích hết sức to lớn đến hiệu quả công việc. Một hệ thống ánh sáng nhà máy dệt may được đánh giá hiệu quả dựa trên các tiêu chí sau:

    1. Ánh sáng dàn trải đều và đủ trong toàn bộ khu vực làm việc

    2. Ánh sáng không bị  chớp và chói mắt

    3. Sử dụng màu sắc ánh sáng phù hợp tránh gây cảm giác buồn ngủ nếu quá vàng hoặc cảm giác mệt mỏi căng thẳng khi quá trắng

    4. Có đầy đủ lượng sáng tập trung nhất định tại những vị trí cần đến sự tập trung mắt cao độ như may, thêu, dệt, kiểm tra chất lượng sản phẩm.

    Bảo trì các đèn led nhà xưởng theo thời gian

    Theo thời gian, đèn led sẽ mờ dần đi hoặc bị bụi bặm bám vào, ảnh hưởng đến hiệu suất chiếu sáng. Do đó, việc bảo trì thường xuyên hệ thống chiếu sáng là nhiệm vụ hết sức cần thiết. Việc lơ là bảo trì bảo dưỡng đúng kì hạn sẽ quét sạch tất cả những công sức thiết kế sắp đặt đèn led trước đó một cách không thương tiếc. Điều dễ hiểu là công tác bảo trì thiết bị đèn led chiếu sáng sẽ ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất đang hoạt động nên do đó cần phải lên lịch hết sức chi tiết và phối hợp với những lần bảo trì máy móc nhằm tối ưu được thời gian ngưng sản xuất. Các công tác bảo trì bao gồm các họat động sau:

    . Rửa sạch các máng đèn, các chóa đèn khỏi bị bụi bẩn bám vào làm giảm lượng ánh sáng.

    - Thay thế các đèn led đã đến tuổi thọ hoặc có kết quả đo dưới chuẩn chiếu sáng yêu cầu. Thông thường đèn led sẽ không tắt ngay nhưng sẽ bị suy giảm ánh sáng theo thời gian. Không nên đợi đến lúc đèn chết mới thay mà nên đo đạc ánh sáng cẩn thận và thay ngay khi thấy có sự suy giảm

    - Xây dựng chương trình bảo trì bảo dưỡng hàng năm và có sự giám sát chặt  chẽ vì đây là nhân tố tác động đến năng suất  công việc.

     nmm7.jpg (19 KB)

    Bài viết trên đã sơ lược những điểm cần lưu ý khi thiết kế 1 hệ chiếu sáng dùng đèn led cho các nhà máy dệt may. Tuy đơn giản và thường thực hiện một cách đại khái nhưng nếu chúng ta xem xét ánh sáng như nhân tố ngoại cảnh chính ảnh hưởng đến năng suất lao động toàn nhà máy thì đây là khía cạnh rất đáng quan tâm và đầu tư bài bản ngay từ ban đầu. Nếu có thắc mắc gì về chiếu sáng và đèn led nhà xưởng, các bạn hãy liên hệ 0903.869.447 hoặc để tin nhắn tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ ngay với bạn.

    Lược dịch: Kim Phát - denledmythuat.com

    Ngày đăng: 12-02-2021 1846 Lượt xem
Chat Zalo