• Các thông số kỹ thuật của đèn led

    Lượt xem:2637

    Hiện nay, các công trình tuy cao cấp nhưng người thiết kế và chọn đèn lại rất ít thông tin về các thông số kỹ thuật của đèn led. Đèn nào là đèn tốt? Ánh sáng này có phải chân thực chưa? Đây lại là những câu hỏi mà rất ít người có thể trả lời thông suốt, đa số chỉ lựa chọn theo giá tiền và trực quan. Bài viết này giúp các bạn hiểu rõ hơn về các thông số kỹ thuật của đèn led và tự tin khi lựa chọn đèn led cho công trình. LH 0903.869.447 nếu cần tư vấn thêm.

    Bài viết sẽ định nghĩa tất cả các thông số có được khi các bạn dùng thiết bị đo sáng bán chuyên để test 1 nguồn sáng đèn. Đèn led về bản chất  cũng là 1 nguồn sáng nên vẫn dùng các thông số về ánh sáng vẫn sử dụng trước đến nay. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít thông tin hoặc bài viết giải thích các thông số theo cách bình dân và dễ hiểu nhất. Do đó tác giả mong muốn bài viết giúp các bạn nắm rõ các thông số trên, từ đó mạnh dạn hơn trong việc lựa chọn và sử dụng đèn led trong các công trình và dự án.

    Bài viết sử dụng thiết bị đo sáng Lighting Passport và các thông số đầu ra của thiết bị này vì đây là thiết bị đo sáng nhỏ gọn, giá thành vừa phải và cho ra kết quả thông số dễ hiểu nhất đối với người sử dụng.

    Smart-Spectrometer-Lighting-Passport-Asensetek____333_0.jpg (15 KB)

    Thiết bị đo sáng Lighting Passport của Assense Tek

    Kết quả đo thể hiện trên điện thoại như bên dưới:

    91c9dc273cd0cc8e95c1.jpg (92 KB)38788a906a679a39c376.jpg (134 KB)

    Chúng ta sẽ cùng nhau cắt nghĩa các thông số này nhé!

    CCT - Nhiệt độ màu của ánh sáng

    Đây là thông số đầu tiên và cũng là th6ong số cần biết nhất khi nói đến đèn chiếu sáng. CCT chỉ nhiệt độ ánh sáng đơn sắc. Ánh sáng càng vàng và nóng ấm thì sẽ càng nhỏ, ánh sáng đèn led nào càng lớn thì sẽ phát ánh sáng ngả về màu trắng. Nôm na là 3000K - vàng nắng, 4000K - trung tính (vàng tự nhiên), 6000K - trắng vàng, 10,000K - trắng lạnh. Hình bên dưới mô tả các cấp độ ánh sáng theo nhiệt độ K.

    color-temperature-scale.jpg (47 KB)

    CRI (Ra) - Độ hoàn màu

    Độ hoàn màu chỉ sự chân thực của ánh sáng phát ra. Khi đo, thông số này và giá trị trung bình của 8 màu sắc cơ bản của ánh sáng đơn sắc từ R1 đến R8 - Chú ý, không tính đến R9. Đối với ánh sáng tự nhiên, độ hoàn màu sẽ là 100. Do đó, bất kì đèn led nào tạo ra ánh sáng gần với 100 sẽ là đèn led có chất lượng ánh sáng tốt nhất. Độ hoàn màu cũng ảnh hưởng đến giá thành đèn led do chỉ có những chip LED tốt nhất mới có thể tạo ra ánh sáng CRI 98.

    Strawberries-w-CRI-notations.jpg (110 KB)

     CQS - Tỉ số chất lượng ánh sáng

    Đây cũng là 1 thông số về chất lượng ánh sáng. Tuy nhiên khác với CRI, CQS là giá trị trung bình từ R1 đến R15. Thông số này hiểu 1 cách đơn giản là nó xem xét cả những dải màu thiên về hồng ngoại và cực tím R9 đến R15. Các thông số này được xem xét khi bạn khắt khe hơn đến chất lượng ánh sáng. Thông thường CQS sẽ hơi thấp hơn CRI và sẽ rất khó để đạt đến CQS hoàn toàn 100 điểm vì rất khó để tăng giá trị của R9. R9 là nhân tố sắc đỏ, thiên về hồng ngoại. Để tăng giá trị R9 của đèn, các nhà sản xuất phải dùng công nghệ chip led cao nhất để tái tạo màu đỏ trong ánh sáng. Hình ảnh bên dưới là 1 ví dụ về CRI tốt nhưng lại có CQS thấp. Nếu bạn chỉnh chu về ánh sáng và thật sự cao cấp, hãy chú ý đến CQS.

    TZL112_Rationale_of_Fig_1.jpg (29 KB)

    TLCI (Qa) - Chỉ số chất lượng ánh sáng trong nhiếp ảnh và truyền hình (Television Lighting Cossitency Index)

    Đây là vấn đề bạn gặp phải khi hình chụp ra màu sắc khác với thật sự. Lí do là CRI cho màu hiển thị bằng mắt thường trong khi các cảm biến hình ảnh của máy quay/ máy chụp hình lại cảm nhận khác. Mắt chúng ta cảm nhận sự pha trộn ánh sáng trắng bằng cách trộn màu đỏ và xanh trong khi camera lại không cảm nhận sự pha trộn như mắt người. Vì vậy thông số TLCI sẽ cho biết chất lượng ánh sáng được camera cảm nhận chân thực đến đâu. Nôm na là nếu TLCI của đèn càng cao thì hình chụp sự vật dưới ánh đèn ấy sẽ càng giống với mắt nhìn. Đối với 1 nguồn sáng tốt CRI >95 thì  TLCI sẽ >90. CRI lấy 8 khung màu sắc, CQS thì lấy 15 khung màu sắc còn TLCI thì lấy 20 khung màu sắc.

    TLCI.png (230 KB)

    GAI - Chỉ số ánh sáng vùng (Gamut Area Index)

    GAI là thông số thường được dùng tại Nhật và Bắc Mỹ trong ngành công nghiệp in ấn. Trong khi CRI chỉ về chất lượng ánh sáng theo nhận định của con mắt người thì GAI chỉ về chất lượng ánh sáng của thiết bị bao gồm các thiết bị sao chụp. Nghe có vẻ gần giống với TLCI, tuy nhiên GAI lại định nghĩa một khu vực trong tọa độ màu, do đó GAI chỉ về độ bão hòa và độ sáng của màu sắc. Về nôm na GAI = TLCI + độ sáng. Để biết ánh sáng có sáng hay không thì ra kết hợp GAI và CRI để ra được chất lượng ánh sáng.

    GAI.jpg (48 KB)

    Illuminance - độ sáng Lux

    Đây là thông số quá quen thuộc dùng để đo độ sáng, có đơn vị là Lux. Lux chính là li7ợng ánh sáng trên 1 diện tích 1 mét vuông. Lượng sáng này sẽ thay đổi khi bạn dịch chuyển thiết bị đo sáng xa/gần bóng đèn đang đo. Đây là đơn vị thường được quan tâm khi thiết kế ánh sáng trong khu vực làm việc hoặc khu vực đọc sách để đảm bảo đủ lượng sáng cần thiết. Ví dụ khi thiết kế ánh sáng nhà xưởng thì thiết bị đo được đặt trên bàn làm việc để kiểm tra độ sáng tại vị trí đủ theo tiêu chuẩn làm việc là 400-500 Lx.

     lux.jpg (26 KB)

    Foot Candle - Lượng sáng trên 1 foot

    Foot Canlde đơn vị là Fc là lượng sáng từ khoảng cách 1ft từ đèn trong 1 không gian là 1 ft vuông. Đây là thông số đo cường độ sáng của đèn và thường dùng để so sánh độ sáng của các đèn với nhau vì nó cố định khoảng cách đến nguồn sáng là 1ft. Nếu để đo đèn nào sáng hơn thì ta dùng đơn vị này. 1 ngọn đèn cầy bình thường thì sẽ tạo ra 10,764 Fc

    foot candle.png (25 KB)λp - bước sóng ánh sáng chủ đạo (peak wavelength)

    Thông số λp chỉ ra bước sóng ánh sáng chủ đạo của đèn led. Mỗi đèn led tạo ra nhiều màu sắc ánh sáng khác nhau, tuy nhiên mắt chúng ta nhìn thấy màu sắc nào thì đó sẽ là màu sắc chủ đạo của bóng đèn ấy. Thông số này dùng khi ta so sánh 2 bóng đèn khác nhau bị lệch màu như thế nào. Một cách cơ bản thì tất cả đèn led trong 1 phòng phải có cùng 1 màu sắc để tránh bị mỏi mắt và nhìn đồng bộ, do đó khi test tất cả đèn trong phòng thì phải ra thông số λp gần với nhau và không quá khác biệt.

    peack wavelength.gif (34 KB)

    Bài viết trên cố gắng giải thích 1 cách thông dụng và cơ bản nhất những kiến thức hàn lâm kỹ thuật của ánh sáng nên không tránh khỏi những sai sót về mặt ý nghĩa cũng như từ ngữ được sử dụng. Tuy nhiên, các bạn có thể dựa trên ấy để nắm và hiểu rõ các thông số sau khi đo, từ đó tránh các hiểu lầm tai hại trong khi chọn đèn và mạnh dạn so sánh các loại đèn với nhau, tránh phải trả 1 giá quá đắt cho 1 loại đèn nào đấy chỉ vì thương hiệu trong khi đo chất lượng ánh sáng lại quá tồi.

    Những thắc mắc xin liên hệ đèn led mỹ thuật Kim Phát - 0903.869.447 hoặc để lại thông tin tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại các bạn.

    Biên soạn: kimphat@denledmythuat.com

    Ngày đăng: 09-02-2021 2637 Lượt xem
Chat Zalo