• Công nghệ điều khiển ánh sáng đèn led KNX

    Lượt xem:2624

    Hiện nay chúng ta đã biết các công nghệ điều khiển ánh sáng thông dụng như Triac, 0-10V, Dali, DMX, tuy nhiên công nghệ KNX vẫn còn là công nghệ mới lại ít người biết đến nhưng lại đang được dùng rất phổ biến trong các công trình chiếu sáng dân dụng, nhất là được cổ vũ bởi nhãn hiệu nguồn DC hết sức danh tiếng như Meanwell. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu KNX là gì và các ứng dụng của KNX trong điều khiển chiếu sáng. LH 0903869447 để biết thêm chi tiết.

    KNX là gì?

    Trước nay chúng ta thường nghe đến các hệ điều khiển thiết bị chiếu sáng thông dụng như DALI hay 0-10, DMX. Đây là các giao thức giúp các thiết bị giao tiếp cùng nhau thông qua mạng lưới các thiết bị điều khiển. Nói đến việc điều khiển nhà thông minh - smart home thì hiện nay được dùng nhiều nhất là giao thức DALI nhờ khả năng cho phép các thiết bị của các hãng khác nhau có thể cùng làm việc trên 1 mạng lưới. Bên cạnh Dali thì còn có 1 giao thức tương tự là KNX được dùng để điều khiển các thiết bị chiếu sáng, các thiết bị tự động khác nhau trên cùng 1 công trình dù chúng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Vậy KNX là gì?

    KNX-busd.jpg (30 KB)

    KNX là 1 chuẩn giao tiếp phát min hra từ năm 1999 hoạt động như 1 hệ thống điều khiển có dây theo phương thức tương tự như DALI. KNX có 1 đường dây bus line - đường tín hiệu - được dẫn từ KNX power unit đến các thiết bị chiếu sáng và thiết bị điều khiển cùng 1 mạng lưới nhằm truyền tải tín hiệu điều khiển. Tất cả các thiết bị trên mạng lưới KNX sẽ được gán vào địa chỉ hoặc nhóm địa chỉ và từ đó các thiết bị điều khiển sẽ gửi tín hiệu điều khiển đến các thiết bị theo địa chỉ tương ứng. Hơn thế nữa hệ thống KNX còn trả về các tín hiệu cập nhật trạng thái của các thiết bị trên mạng lưới. Tín hiệu KNX dùng để truyền trên bus line chính là FSK.

    Ồ!!! Nghe sao giống hệ thống DALI-2 vậy? Thật sự 2 hệ thống này rất là tương đồng ngoại trừ một số điểm chủ chốt.

    KNX v.s DALI-2

    Trước tiên chúng ta hãy nhìn vào bảng bên dưới so sánh 1 cách sơ lược giữa 2 hệ này

    20200527_115608table_1.png (160 KB)

    Nhìn vào bảng này chúng ta có thể thấy các điểm vượt trội của hệ thống KNX so với hệ thống DALI-2 về mặt điều khiển như sau:

    - Hệ thống DALI thường cần phải dùng 1 thiết bị gọi là DALI gateway để có thể thu thập dữ liệu trên đường truyền DALI về máy tính, và thường thiết bị này khá tốn tiền trong khi hệ KNX thì không cần 1 DALI Gateway như vậy. Có thể hiểu nôm na là KNX như 1 hệ DALI đơn giản nhưng lại có khả năng dùng trong 1 công trình lớn

    - Kệ thống KNX cho phép tối đa 256 nốt hay còn gọi là thiết bị gán trên đường bus line, trong khi DALI chỉ cho phép 64 thiết bị

    - Hệ thống KNX có tốc độ truyền nhanh hơn, khoảng cách xa hơn nên sẽ có độ trễ ít hơn DALI

    - Hệ thống KNX là 1 hệ thống mở (open source) nên khả năng tương thích của các sản phẩm khác nhà sản xuất sẽ tốt hơn

    Ngoài các điểm trên, chúng ta cần chú ý 1 điểm khác biệt chính của hệ KNX là nhờ cho phép kết nối nhiều thiết bị, 1 hệ KNX có thể kết nối với hầu hết các thiết bị trong gia đình và từ đó dễ dàng cho việc cấu hình hệ thống thông minh cho gia đình.

    smart_homes_energy.jpg (92 KB)

    Hệ thống lắp đặt KNX

    Hiện nay đang có 4 cách để lắp đạt 1 hệ KNX mà cũng là ưu điểm của KNX so với DALI, đó là:

    - Hệ thống dùng 1 cặp dây rời để truyền tải tín hiệu KNX (giống DALI)

    - Hệ thống truyền tải tín hiệu KNX bằng đường truyền tải

    - Hệ thống truyền KNX bằng tín hiệu Radio RF

    - Hệ thống truyền KNX thông qua Internet

    Bằng cách cho phép nhiều giao thức khác nhau, các thiết bị KNX có thể được điều khiển và tương thích với nhiều hệ thống điều khiển của các hãng khác nhau mà không gây ra quá nhiều phiền hà.

    Mỗi thiết bị KNX sẽ có 1 địa chỉ KNX duy nhất được dùng để nhận diện thiết bị trên mạng lưới. Địa chỉ này gọi là physical address hay là địa chỉ vật lí hoặc là địa chỉ cá nhân.  Địa chỉ này dài 16 bit do đó có thể nói trên 1 mạng KNX chúng ta có thể có tối đa 35536 thiết bị KNX. Địa chỉ vật lí được chia thành 3 phần:

    - 4 bit đầu là địa chỉ vùng (area address)

    - 4 bit sau là địa chỉ đường dây (line address)

    - 8 bit là địa chỉ thiết bị

    physical-address.png (3 KB)

    Ngoài ra hệ KNX còn định nghĩa thêm địa chỉ nhóm gọi là group address để giúp việc gửi tín hiệu điều khiển đến đồng thời các thiết bị trong nhóm. Có 2 loại cấu trúc của group address đó là 2 mức độ và 3 mức độ, thông thường loại 3 cấp độ được sử dụng nhằm giúp dễ dàng phân chia:

    - Cấp độ 1: chức năng điều khiển

    - Cấp độ 2: nhóm theo vị trí của thiết bị

    - Cấp độ 3: chỉ định

    group-address.png (25 KB)

    Tổng kết

    KNX cho chúng ta đầy đủ các tính năng như hệ thống DALI trong việc điều khiển các thiết bị chiếu sáng, 2 hệ thống này khá tương đống với nhau. Trong đó, hệ thống KNX cho phép nhiều thiết bị được kết nối cùng nhau theo 1 phương thức thuận tiện nhất. Tuy nhiên hệ thống KNX lại khá phức tạp trong thiết lập nên cần phải có chuyên gia được đào tạo bài bản mới có thể thiết lập 1 hệ thống KNX hiệu quả. Nếu bạn chưa từng trải qua đào tạo về KNX, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng DALI với một giao diện thân thiện và mức độ thao tác đơn giản hơn sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc lắp đặt hệ thống.

    Biên soạn: Kim Phát - denledmythuat.com

    Ngày đăng: 24-10-2021 2624 Lượt xem
Chat Zalo