• Thiết kế ánh sáng trưng bày

    Lượt xem:2862

    Trong mỗi gia đình chúng ta ai cũng có 1 góc nhỏ trưng bày các vật lưu niệm, hình ảnh gia đình hoặc cao hơn nữa là các phòng trưng bày bộ sưu tập cá nhân. Tuy nhiên đa số chúng ta thường gặp khó khăn khi lựa chọn thiết bị chiếu sáng phù hợp cho khu vực trưng bày cũng như thiết kế ánh sáng phù hợp cho không gian rất đặc biệt này. Lược dịch từ hướng dẫn chiếu sáng bảo tàng của nhà tư vấn Sylvania, bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn sơ lược về thiết kế ánh sáng của không gian đặc thù này. LH 0903.869.447 để được tư vấn thêm.

    "Chúng tôi bảo tồn quá khứ, xác định hiện tại và giáo dục cho Tương lai. Bộ sưu tập của chúng tôi trình bày bằng chứng vật chất về sự sáng tạo của loài người và sự phong phú của thế giới tự nhiên; họ truyền cảm hứng, say mê và khai sáng."
    Dòng ghi chú trên của bảo tàng Ashmolean bên Anh Quốc đã thể hiện tầm quan trọng của việc lưu giữ các kỉ vật và trưng bày trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Và đó cũng chính là lí do chúng ta ai cũng có 1 góc nhỏ trưng bày các vật kỉ niệm của quá khú, từ các bức tranh ảnh, vật lưu niệm mang về từ các miền đất chúng ta đã đi qua... do đó có thể coi góc trưng bày như là góc thời gian lắng đọng, thu nhỏ lại quá khứ chúng ta đã trải qua. Và cũng như không thể tách rời, ánh sáng là yếu tố hết sức quan trọng cho góc trưng bày nhằm làm nổi bật từng chi tiết, góc cạnh cũng như màu sắc của các hiện vật. Ánh sáng này cần phải đáp ứng được 4 yếu tố sau:
    Ánh sáng giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng, làm nổi bật hiện vật, tạo cảm giác thư thái khi chiêm ngưỡng hiện vật và cuối cùng giúp ta yêu thích hiện vật hơn.

    Đối với các hiện vật trưng bày

    Các hiện vật như tượng, tranh nên được tạo cảm giác đóng khung để "khóa" góc nhìn vào hiện vật. Ánh sáng nên tập trung vào hiện vật và không được để tràn ra nền xung quanh nhằm tạo ra cảm giác vật thể đang "tỏa sáng".
    Nếu hiện vật là tượng, điêu khắc, vật thể gốm... thì các bạn có thể nâng cao trải nghiệm thị giác bằng các dùng các đèn rọi có góc chiếu sáng hẹp, 30 độ là tối ưu nhằm tạo ra sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, đồng thời cũng tránh bị hiện tượng đổ bóng của người xem lên hiện vật. Một số các đèn rọi góc hẹp và cường độ thấp hơn sẽ được bố trí xung quanh đấy cũng sẽ tạo nên vẻ sống động và tôn sự tỏa sáng của hiện vật.
    Museo Regionale Agostino Pepoli a Trapani - Fidelity Viaggi
    Đối với tranh, thảm thêu... thì bạn có thể dùng hệ rọi dải wall-washer nhằm tạo hiệu ứng ánh sáng dàn đồng đều trên cả tác phẩm. Do cường độ cao của các loại đèn Wall-washer, bạn cần phải chọn loại có góc chiếu hẹp và độ chống chói URG<9 để giảm thiểu nguy cơ đổ bóng người lên hiện vật và cũng để tránh chói phản xạ lại.
    Chiếu sáng bảo tàng Vicenza
     

    Góc chiếu hẹp

    Một cách chiếu sáng khác trong trưng bày là nghệ thuật tạo sự tương phản. Sự tương phản được tạo ra bằng 1 đèn rọi góc chiếu cực hẹp và chỉ tập trung ánh sáng vào hiện vật. Cách chiếu sáng này ngụ ý kéo tất cả ánh mắt tập trung vào hiện vật verdette của khu trưng bày.
    Việc sử dụng ánh sáng trực tiếp vào hiện vật sẽ tạo độ tương phản sâu của ánh sáng và tối trên hiện vật. Việc kết hợp ánh sáng cường độ cao và thấp trên cùng 1 hiện vật sẽ giúp nâng cao hình dạng, đặc tính và kết cấu của hiện vật, làm nổi bật tính chất và giúp cho hiện vật trở nên long lanh hơn. Nghệ thuật tương phản này chủ yếu được dùng trên các hiện vật như tượng, điêu khắc, phù điêu...

    Tạo hiệu ứng chiếu sáng

    Ngày nay công nghệ đèn led đã giúp ánh sáng có nhiều tùy biến hiệu ứng, nhờ đó, câu chuyện có thể được kể theo nhiều cách khác nhau khi ta trưng bày.
    - Làm mờ nhóm tạo ra một tâm trạng nhẹ nhàng thu hút người xem đến gần hơn với đối tượng được hiển thị
    - Làm mờ 1 cá thể sẽ thu hút ánh nhìn vào một đối tượng cụ thể nhưng cũng cung cấp cho bối cảnh và chiều sâu của đối tượng được đánh dấu
    - Tương phản thấp là lý tưởng để tạo ra một không gian sáng và thoáng trong cái nhìn lướt qua và mời gọi bước chân đầu tiên vào không gian sâu bên trong
    - Tương phản cao hướng khách truy cập đến các tiêu điểm chính trong không gian trưng bày và tạo ra trải nghiệm ‘giống như rạp hát’ hơn

    Liên kết  cùng ánh sáng tự nhiên

    Các viện bảo tàng hiện nay đã tích cực mang ánh sáng tự nhiên vào không gian trưng bày nhở những hiểu biết sâu hơn về đặc tính của ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng tự nhiên là ánh sáng có chất lượng cao nhất, độ hoàn màu tuyệt hảo, cảm giác dễ  chịu, cùng với đó là sự liên kết giữa không gian trong và ngoài.
    Tuy nhiên, cần phải hết sức cẩn thận vì ánh sáng tự nhiên có cường độ tia UV rất cao nên cần phải tránh chiếu trực tiếp vào hiện vật. Cần phải nói sâu hơn về tia UV. Vật liệu và màu sắc bị lão hóa, phai màu, sờn phai là do tác động của tia UV. Do đó cần phải hết sức cẩn thận không cho ánh sáng tự nhiên quá nhiều vào khu vực trưng bày hiện vật mà chỉ dùng cho các khu vực chung như lối đi hay sảnh đón khách.
    Việc kết hợp với ánh sáng tự nhiên, cũng cần chú ý sự thay đổi của ánh sáng theo thời gian trong ngày cũng như theo mùa mà cần có sự bổ trợ thêm của các hệ đèn tạo ánh sáng ambient có thể điều chỉnh dimming.

    Chọn đèn led cho khu vực trưng bày

    Các thiết kế ánh sáng không chuyên nghiệp thường hay sa đà vào việc lựa chọn rất nhiều hệ đèn khác nhau với mong muốn tạo được nhiều hiệu ứng. Tuy nhiên cần phải hết sức chú ý vì không có bảo tàng hay khu trưng bày nào có quá nhiều hệ đèn khác nhau. Sự đồng nhất về loại đèn sẽ giúp tạo ra sự đồng nhất của ánh sáng, từ đó giúp tạo ra cảm giác thanh bình, nhẹ nhàng khi thưởng lãm. Ngay cả màu sắc của vỏ đèn cũng cần sự đồng nhất 1 màu nhằm tránh xao lãng khi đang tập trung ngắm nhìn.
    Ngoài ra cũng cần chú ý đến lượng tia IR và UV đèn phát ra. Lí tưởng nhất là đèn không có tạo ra tia IR hay UV nhằm tránh làm lão hóa hiện vật trưng bày.
    Cường độ sáng cũng là điểm cần phải chú ý. Do là trưng bày, không phải làm việc hay đọc sách nên cần phải tránh thiết kế quá sáng, làm chói mắt. Các vật liệu như đá, kiếng, sắt... nói chung là vật liệu cứng và bề mặt thô thì cần ánh sáng 300Lux. Các vật liệu như tranh, đồ gỗ, khoáng chất, ảnh chụp thì cần độ sáng trung bình 100lux. Đối với quần áo, thảm, vải, đồ hand-made hoặc sách cũ... thì cần phải đặc biệt cẩn thận do đặc tính nhạy cảm của vật liệu, bạn cần phải dùng ánh sáng hết sức dịu nhẹ... cường độ tầm 50lux là tối đa.
    Độ hoàn màu đương nhiên là đặc tính ánh sáng đầu tiên phải nghĩ đến khi chọn đèn phòng trưng bày. Mong muốn trước tiên là phải làm sao vật trưng bày nhìn càng thật nhất có thể, vì vậy cần phải chọn đèn có CRI tối thiểu 90 nhằm mang lại  cảm giác chân thật, sống động nhất.
    Nhiệt độ màu (màu sắc ánh sáng) cũng là 1 yếu tố không kém phần quan trọng khi nó ảnh hưởng đến cảm nhận màu sắc của vật thể cũng như ảnh hưởng đến cảm xúc của người xem. Ánh sáng trắng tạo cảm giác sắc nét và hiện đại hơn trong khi ánh sáng vàng sẽ tạo cảm giác ấm áp hơn. Đèn led ngày nay có thể điều chỉnh nhiệt độ màu dễ dàng, tuy nhiên cần chú ý, 3000K dùng cho ánh sáng trưa và 1600K cho ánh sáng buổi tối để tạo cảm giác ấm áp cho không gian trưng bày.
    Những nội dung bên trên được lược dịch từ tài liệu hướng dẫn ánh sáng của nhà thiết kế ánh sáng Sylvania, hi vọng đã giúp bạn có cái nhìn sâu thêm 1 chút về ánh sáng cho khu trưng bày, từ đó giúp bạn thiết kế góc trưng bày riêng trong gia đình thêm chuyên nghiệp và tối ưu độ trình bày. Bạn có thể liên hệ 0903869447 hoặc 090518526 để được tư vấn thêm.
    Biên dịch: kimphat@denledmythuat.com
    Ngày đăng: 09-12-2021 2862 Lượt xem
Chat Zalo